Tôn Tẫn 孫臏 là người nước Yên, cha là Tôn Tháo, mẹ là Công Chúa Yên Đơn, ông nội là Tôn Võ Tử. Công Chúa Yên Đơn thọ thai 48 tháng mới sanh ra Tôn Tẫn. Lúc sanh ra là lúc Công Chúa Yên Đơn đương bị khổn trong trận do Hỗn Thiên Tán của Túy Vân, nên nằm bất tỉnh rồi lâm bồn đúng giờ Tý tại núi Kinh Kha nước Yên.
Lúc Tôn Tẫn lên 9 tuổi thì Tôn Tháo mất, Tôn Kiều là chú đang làm quan Đại Phu nước Tề đem Tôn Tẫn về nuôi dưỡng. Sau đó Tôn Kiều gặp nạn, phải lánh sang nước Châu, gia đình sa sút, Tôn Tẫn phải đi làm thuê để sinh sống. Tôn Tẫn lớn lên, nghe đồn Qủy Cốc Tiên Sinh có tài cao phép lạ, nên tìm đến xin thọ giáo.
Nguyên ở Dương Thành thuộc địa phận nhà Châu, có một chỗ gọi là Qủy Cốc, vì nơi ấy có núi cao rừng rậm, âm khí nặng nề. Trong núi ấy có một ẩn sĩ họ Vương tên Hủ, trước ở núi Vân Mộng cùng Mặc Địch hái thuốc, tu tiên, sau đến ẩn nơi Qủy Cốc, nên người ta thường gọi là Qủy Cốc Tử 鬼谷子 hay Qủy Cốc tiên sinh.
Qủy Cốc tiên sinh có học vấn uyên bác, tu tiên đắc đạo, tinh thông lý số, thông hiểu lẽ huyền vi của trời đất, lại cũng tinh thông binh thơ đồ trân. Học trò của Qủy Cốc tiên sinh có nhiều người tài giỏi như: Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi, Lã Bất Vi,… Tôn Tẫn và Bàng Quyên thì học về binh pháp. Còn Tô Tần và Trương Nghi thì học về du thuyết.
Bàng Quyên 庞涓 học được 3 năm, tự cho mình đã giỏi rồi, nên xin thầy cho xuống núi đi lập công danh. Tôn Tẫn tiễn Bàng Quyên xuống chân núi. Bàng Quyên nói: “Đệ cùng huynh kết nghĩa anh em, thề giàu sang cùng hưởng, khốn khổ cùng gánh. Chuyến đi này nếu đệ lập được công danh thì sẽ tiến cử huynh để cùng lập cơ nghiệp.”
Hai người chia tay, Tôn Tẫn buồn rớm nước mắt, trở lên núi. Hôm sau, Qủy Cốc bảo các học trò: “Ban đêm, ta rất khó ngủ, ta rất ghét tiếng chuột kêu. Các trò phải luân phiên nhau thức mà đuổi chuột cho ta.”
Các trò đều vâng lời, chia phiên thức gác. Tới phiên Tôn Tẫn, Qủy Cốc lấy một quyển sách trao cho Tôn Tẫn nói: “Đây là 13 thiên binh pháp của ông nội nhà ngươi tên là Tôn Võ Tử, xưa đem dâng cho vua Hạp Lư nước Ngô, nhờ đó mà Hạp Lư phá tan quân Sở. Hạp Lư giữ cuốn sách nầy làm gia bảo, bỏ vào hộp sắt, giấu vào cột Cô Tô Đài. Từ khi quân nước Việt đốt Cô Tô Đài, cuốn sách ấy mất tích luôn. Ta có chơi thân với ông nội ngươi, nên được xem sách ấy, ta nhớ và ghi lại, tự tay ta chú giải thêm nhiều điều bí mật trong cách hành binh. Ta chưa từng cẩu thả giao sách cho ai, nay thấy ngươi trung hậu, nên ta giao cho ngươi học, trong 3 ngày giao lại cho ta. Học cuốn sách nầy, khéo dùng thì làm lợi cho thiên hạ, không khéo dùng thì hại rất lớn. Bàng Quyên không là người tốt, nên ta không dạy.”
Tôn Tẫn đem sách về phòng, ngày đêm nghiền ngẫm, trong 3 ngày thì nằm lòng. Ba ngày sau, Tôn Tẫn đem sách nộp cho thầy. Qủy Cốc theo từng thiên hỏi lại Tôn Tẫn, Tôn Tẫn đối đáp rất trôi chảy. Qủy Cốc mừng rỡ nói: “Ngươi biết dung tâm như thế, Tỗ phụ ngươi dầu đã qua đời chắc rất vui lòng.”
Nói về Bàng Quyên, xuống núi thẳng đến nước Ngụy, vào cầu quan Tướng Quốc Vương Thác. Vương Thác tiến cử Bàng Quyên lên vua Ngụy Huệ Vương. Khi Bàng Quyên vào chầu vua, gặp lúc nhà bếp dâng lên món thịt dê. Bàng Quyên mừng thầm vì nhớ lời thầy dặn, gặp dê thì vinh.
Bàng Quyên được Huệ Vương trọng dụng, lần lần phong lên đến chức Nguyên Soái, kiêm Quân Sư. Con trai là Bàng Anh, cháu là Bàng Thông, Bàng Mai đều được vua phong làm Tướng, cả nhà vinh hiển.
Lúc bấy giờ có Mặc Địch ghé Qủy Cốc thăm bạn cũ là Vương Hủ (Quỉ Cốc Tiên sinh), Mặc Địch gặp Tôn Tẫn, đàm luận rất hợp ý, bèn bảo Tôn Tẫn: Anh học nghệ đã thành, sao không đi lập công danh?
– Tôi có người bạn học là Bàng Quyên, đã ra làm quan ở nước Ngụy, có hẹn khi nào đắc chí sẽ tiến cử tôi, nên tôi đợi.
– Bàng Quyên đã làm Nguyên soái nước Ngụy, để tôi vì anh mà đến đó dọ ý Bàng Quyên thế nào?
Mặc Địch từ giã Qủy Cốc rồi đi vào nước Ngụy, nghe Bàng Quyên cậy tài, nói quá không biết thẹn, không có ý tiến cử Tôn Tẫn. Mặc Địch vào nói cho Ngụy Huệ Vương rõ các việc. Huệ Vương liền đòi Bàng Quyên đến hỏi: Ta nghe nói Tôn Tẫn cùng học một thầy với Nguyên soái, lại được học riêng binh pháp bí truyền của Tôn Võ Tử, tài giỏi không ai bằng, sao Nguyên soái chẳng vì Quả nhân mà tiến cử người ấy đến giúp trẫm.
– Tâu Bệ hạ, hạ thần không phải không biết tài của Tôn Tẫn, nhưng Tôn Tẫn là người nước Tề, nay làm quan nước Ngụy thì thế nào cũng liên lạc với Tề. Nay bệ hạ muốn triệu Tôn Tẫn thì hạ thần xin gọi y đến.
Bàng Quyên ở vào thế buộc phải đi mời Tôn Tẫn, nhưng thâm tâm rất sợ Ngụy Huệ Vương trọng dụng Tôn Tẫn, bỏ rơi mình, nên thầm tính kế hại Tôn Tẫn.
© Bản quyền bởi Điện ảnh Trung Quốc sản xuất năm 1999
Nguồn: https://diaoc68.vn/
Xem thêm bài viết khác: https://diaoc68.vn/noi-that/
Ban quyen the doc nhu vay sau nay bi bao ung ro rang, vi Ban quyen tieu nhan muon hai Ton Tan, Ton Tan that tha chat phat
V
Sem phim binh pháp tôn tử và 36 kế hay hơn
Fim các kế sách không được vạch ra cứ bỏ qua chán bỏ mẹ
Lồng tiếng chán thật
Bàng Quyên thông thạo binh pháp, nên Tôn Tẩn dựa vào đó mà khắc chế Bàng Quyên. Kế rút bếp quả là cao thăm.
loạn tiến xuyên tâm.
Nhớ phim xưa quỷ cốc ko cho tôn tẫn xuống núi mà. Nhưng tôn tẫn cãi lại thầy xuống núi và bị nạn chặt dò
Bang quyen đeo bao giờ bằng đc tôn tân.. Về cách nhìn đã biết là thua quá xa rồi 😏
Phim hay
có giới thiệu nội dung cũng bậy!
Cám ơn ad đã chia sẽ . Phim hay lắm
Thái bình thiên quốc.
Phim xưa nhiều ý
Nghĩa
Nói chuyện chơi
Bàng quyên . tôn vũ. Binh pháp Tôn Tử và 36 kế
Phim này khác truyện quá