Phở từ lâu đã là món ăn nổi tiếng của người Việt, được người Việt ưa chuộng và tự hào bởi hương vị thơm ngon đặc biệt không lẫn với bất kỳ món ăn nào trên thế giới. Chính vì thế, mở quán phở kinh doanh đã trở thành miếng bánh béo bở, có nhiều cơ hội và tiềm năng. Nhưng làm thế nào để mở một quán phở thành công, thu về lợi nhuận cao? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm đắt giá để mở quán phở thành công. Nếu bạn cũng muốn tham gia dành thị phần của miếng bánh béo bở này thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm mở quán phở này trước khi bắt đầu nhé!
Lập kế hoạch mở quán phở kinh doanh chi tiết
Trước khi kinh doanh bất cứ một ngành hàng nào, bạn cần phải lập một bản kế hoạch chi tiết và cụ thể. Kế hoạch đó sẽ là bức tranh tổng thể vạch ra cho bạn những đầu việc cần làm và chi phí sẽ sử dụng cho những vấn đề gì. Cụ thể, bản kế hoạch đó bạn cần tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất: Lựa chọn địa điểm mở quán
Nếu nhà bạn đang ở là một địa điểm thích hợp thì bạn có thể tận dụng để mở quán phở sẽ tối ưu được một khoản chi phí đáng kể hàng tháng. Còn nếu bạn xác định thuê địa điểm thì bạn cần phải khảo sát xung quanh địa điểm bạn muốn thuê đã có đối thủ cạnh tranh hay chưa? Nếu đã có một số quán phở thì bạn cần tìm hiểu xem những quán đó có nổi tiếng và được nhiều người biết đến hay không? Hãy đặt ra những câu hỏi phân tích đối thủ của mình để có thể lựa chọn được một địa điểm phù hợp.
Thứ 2: Lên thực đơn cho quán phở
Theo kinh nghiệm mở quán phở của những bậc tiền bối đi trước, quán phở nên đa dạng thực đơn để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, đây cũng là cách giúp bạn tạo được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ của mình. Một số món ăn tiêu biểu bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn như: phở bò, phở gà, phở tái, phở chín, phở xào, mì xào, cơm rang dưa bò,…. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa thực đơn và sở trường của đầu bếp để tạo nên một thực đơn hợp lý.
Khi đã chọn được thực đơn, bạn hãy định giá các món ăn dựa trên thành phần của món, đối tượng mục tiêu hướng đến và giá cả mặt chung của trên thị trường.
Thứ 3: Chiến lược kinh doanh theo giai đoạn
Khi đã có mặt bằng và thực đơn cùng giá bán cụ thể, bạn hãy vạch ra chiến lược kinh doanh cụ thể.
- Trước khi hoạt động bạn cần làm:
- Tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn, giá thành hợp lý
- Thiết lập cơ sở vật chất cho quán: chuẩn bị trang thiết bị cần thiết, trang trí setup quán phở,….
- Tuyến nhân viên
- Marketing quảng bá quán đến khách hàng mục tiêu
- Trong khi đi vào hoạt động:
- Phân chia vị trí, công việc cụ thể cho từng người. Theo dõi, giám sát nhân viên thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
- Lập bảng kế hoạch thu chi cụ thể và rõ ràng để theo dõi. Lưu ý bảng này phải có kinh phí dự trù cho những rủi ro có thể xảy ra. Bạn cần quản lý sát sao bảng lợi nhuận và chi phí (thu-chi) để có những đánh giá và điều chỉnh phù hợp.
Mở quán phở cần bao nhiêu vốn
Sau khi đã lập kế hoạch cụ thể, bạn cần tính toán số vốn cần bỏ ra khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Vốn để mở một quán phở nho nhỏ hiện nay chỉ khoảng dưới 80 triệu. Nếu bạn không có nguồn vốn dư giả thì có thể lựa chọn mô hình kinh doanh từ nhỏ rồi mới đi lên dần dựa theo tình hình kinh doanh của quán phở.
Chi phí thiết bị hỗ trợ nấu phở
Với những quán phở mới mở, bạn nên mua một bộ nồi nấu phở điện chuyên dụng gồm 2 nồi (nồi ninh hầm xương và nồi nhúng chần bánh phở). Nếu bạn muốn tối ưu chi phí hơn thì có thể lựa chọn 1 nồi ninh hầm xương cỡ lớn và một hộc trụng. Chi phí của bộ nồi chỉ từ 6.500.000đ. Nếu dùng nồi nấu phở thông thường đun trên lò than hoặc bếp gas có thể bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư nhưng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và không đảm bảo được tính an toàn vệ sinh.
Chi phí bàn ghế và một số dụng cụ khác
Bạn có thể chọn bàn gỗ mới với chi phí khoảng 1.200.000đ/bộ. Để tối ưu chi phí hơn, bạn nên lựa chọn loại bàn inox và ghế nhựa với giá chỉ từ (500.000đ/1 bàn inox và 60.000đ/1 ghế nhựa.
Một số dụng cụ cần thiết khác như: tô, bát, chén, đũa, muỗng, ống đũa,…. sẽ rơi vào khoảng trên dưới 5 triệu đồng.
Chi phí thuê mặt bằng, sơn sửa trang trí quán
Chi phí thuê mặt bằng đối với các tỉnh thành nhỏ khá nhẹ chỉ khoảng 2-5 triệu. Đối với những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM giá khá cao, sẽ dao động từ 6-10 triệu hoặc hơn tùy địa điểm.
Tổng cộng các khoản chi phí theo kinh nghiệm của những người đi trước, ban cần số vốn ít nhất khoảng 50 triệu đồng. Ngoài ra, bạn cần tính toán dự trù thêm một khoản cho 1-2 tháng đầu tiên khoảng 50-80 triệu đồng.
Bí quyết quan trọng quyết định đến sự thành công của quán phở
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của quán phở đó chính là phở của bạn có ngon hay không? Hương vị có đặc biệt hấp dẫn thực khách hay không. Mà bí quyết nấu phở ngon chính là nằm ở nước dùng. Thực khách có quay lại không tùy thuộc vào nước dùng phở đặc sắc như thế nào.
Bí quyết nấu nước dùng phở ngon không chỉ đơn giản là ninh hầm xương trong, ngọt mà còn phụ thuộc vào các nguyên liệu, gia vị.
Bên cạnh đó, nguyên liệu tươi ngon từ thịt cho đến rau thơm, cách trang trí bát phở, cung cách phục vụ của nhân viên,…. cũng là yếu tố quan trọng không kém.
Nhiều thực khách sẽ không ngần ngại chi 40.000đ-60.000đ cho 1 tô phở chất lượng. Vì vậy, khi kinh doanh phở, bạn và người đầu bếp phải nắm rõ cách nấu phở ngon, cách quản lý chất lượng từ khâu nguyên liệu cho tới dịch vụ chăm sóc của quán ăn.
Có như vậy, kết hợp với việc lựa chọn địa điểm kinh doanh tốt, chi phí hợp lý, thực đơn đa dạng và tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh, chắc chắn quán phở của bạn sẽ thu hút ngày càng đông khách hàng kinh doanh hiệu quả.
Trong thời kỳ kinh tế ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, để mở một quán phở thu được lợi nhuận cao là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, hãy chuẩn bị một kế hoạch thật chi tiết và tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm mở quán phở của các bậc tiền bối trong ngành để sớm đạt được thành công.
Gợi ý cho bạn một số thiết bị chế biến thực phẩm cần thiết cho một quán phở chuyên nghiệp: nồi nấu phở điện, máy cưa xương, máy thái thịt, máy xay giò chả, máy viên thịt,….
Chúc bạn kinh doanh quán phở thành công!