Nhắc đến tôn giáo của dân tộc chăm pa, chắc ai cũng nghĩ hầu hết theo đạo Bà la môn và hồi giáo. Nhưng ít ai được biết chăm pa đã từng là vương quốc có một nền phật giáo truyền thừa lâu đời đã hơn 2300 năm từ những phái đoàn truyền giáo của vua Asoka đến vùng đông nam á này.
Theo tài liệu sử học thì vương quốc champa độc lập từ năm 192 và kết thúc vào 1832. Từ champa theo một số giả thuyết cho rằng phiên âm từ jambudipa ( ấn Độ) vì những vị vua người ấn đầu tiên Brahman Kaun-din-ya đến vùng đất đông nam á này để lập quốc được miêu tả trong những bia ký tại Mỹ Sơn. Chămpa vốn từ trong cội nguồn lịch sử đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Ấn Độ nên ngoài tiếng nói bản địa, người Chămpa còn sử dụng thêm tiếng Phạn – Sanskrit dùng làm ngôn ngữ chính.
Nhưng theo một số tư liệu cổ đại của Ấn độ, Champa là một kinh đô có từ thời phật tại thế ở nước Anga. Nay thuộc phía đông của bang Bihar. Đã được nhắc trong kinh điển phật giáo khi đức phật đã từng đến nơi này thuyết pháp.
Phật giáo chăm pa đã phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 3 sau tây lịch. Vào năm 605 , cham pa bị chiếm đóng của trung hoa, và họ đã du nhập phật giáo vào đại việt và trung hoa. điều này được ghi lại trong văn kiện của trung quốc. Phật giáo chánh yếu của cham pa được liệt kê vào bộ phái Arya Sammiti và một nhóm nhỏ thuộc bộ phái Nhất thiết hữu bộ Sravasti là những bộ phái tách từ hệ phái nguyên thuỷ Theravada.
Nguồn: https://diaoc68.vn/
Xem thêm bài viết khác: https://diaoc68.vn/kien–truc/