Khái niệm cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng, yếu tố quan trọng nhất trong KTTT (câu 321)
*Khái niệm và kết cấu chung của CSHT – Cơ sở hạ tầng (CSHT) là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Kết cấu của cơ sở hạ tầng: QHSX thống trị, QHSX tàn dư và QHSX mầm mống, trong đó, QHSX thống trị đặc trưng cho cơ sở hạ tầng của xã hội đó. Ví du: CSHT (cơ sở kinh tế) của VN hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần. Kết cấu đó được xác lập trên cơ sở hệ thống ba loại hình sở hữu về TLSX (SHTD, SHTT, SHTN), trên cơ sở đó hình thành nên nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp với nhiều loại hình phân phối đa dạng. * Khái niệm và kết cấu chung của kiến trúc thượng tầng – Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Kết cấu chung của kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ hệ thống các HTYTXH (quan điểm tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo…) và các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng (nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác). Ví dụ: KTTT ở VN hiện nay gồm hệ thống các HTYTXH (đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật… của giai cấp công nhân và nhân dân VN và hệ thống các TC CT-XH (ĐCSVN, NN PQXHCN VN, MTTQ…). * Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là nhà nước – công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị, thông qua nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới trở thành một sức mạnh thống trị toàn bộ đời sống xã hội (Cơ quan nhà nước và CCBL).
Nguồn: https://diaoc68.vn/
Xem thêm bài viết khác: https://diaoc68.vn/kien–truc/