Những cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, được biết đến rộng rãi hơn với các tên gọi Sự kiện 4 tháng 6 (六四事件), Phong trào Dân chủ ’89’ (八九民运) trong tiếng Trung, là một loạt những vụ biểu tình lãnh đạo bởi tầng lớp sinh viên ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trong mùa xuân năm 1989.
Các cuộc biểu tình dấy lên sau cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nhà cải cách theo đường lối tự do bị buộc phải từ chức vì đi ngược lại những đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc cải cách kinh tế và chính trị bấy giờ.[2] Dân chúng xuống đường nhân tang lễ ông để tụ tập diễu hành và biểu tình chống lại tham nhũng, đòi hỏi tự do báo chí, tự do ngôn luận và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh.
Khi các cuộc biểu tình phát triển, các nhà chức trách đã dao động qua lại giữa các chiến thuật hòa giải và kiên định, phơi bày sự chia rẽ sâu sắc trong lãnh đạo Đảng[4]. Vào tháng 5, một cuộc tuyệt thực do học sinh sinh viên lãnh đạo đã nhận được ủng hộ cho những người biểu tình trên khắp đất nước và các cuộc biểu tình đã lan rộng đến khoảng 400 thành phố. Cuối cùng, lãnh tụ tối cao của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và những nguyên lão của Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng các cuộc biểu tình là một mối đe dọa chính trị và quyết định sử dụng vũ lực. Các nhà chức trách của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố thiết quân luật vào ngày 20 tháng 5, và huy động tới 300.000 quân tới Bắc Kinh.
Sau khi tiến hành đám phán không thành công, các cuộc biểu tình có dấu hiệu lan ra nhiều địa phương khác, người biểu tình ở Thiên An Môn cũng đã có những hành vi bạo động (đốt xe, thiêu sống hoặc treo cổ một số cảnh sát ở khu vực…). Lo ngại cuộc khủng hoảng lan rộng sẽ đẩy Trung Quốc đến bờ vực sụp đổ (điều tương tự diễn ra ở một số nước Đông Âu trong cùng năm đó), chính phủ Trung Quốc quyết định huy động lực lượng đập tan cuộc biểu tình. Theo số liệu của Trung Quốc, cuộc đụng độ đã khiến 241 người thiệt mạng, trong đó có 23 binh lính Trung Quốc, khoảng 2.000 người khác bị thương. Các bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000 chết hoặc bị thương. Tại đỉnh cao của những cuộc biểu tình, có khoảng một triệu người đã tụ tập tại quảng trường này.
Khi các quốc gia khác nhận thức được việc chính phủ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã bị lên án và chỉ trích. Các nước phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận vũ khí. Chính phủ Trung Quốc ban đầu lên án các cuộc biểu tình như là một cuộc nổi dậy phản cách mạng, và chỉ trích các quốc gia khác. Sau cuộc đàn áp, chính phủ đã tiến hành bắt giữ rất nhiều người biểu tình và người ủng hộ, đàn áp các cuộc biểu tình khác ở Trung Quốc, trục xuất các nhà báo nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ các sự kiện trên báo chí trong nước. Cảnh sát và lực lượng an ninh nội bộ đã được tăng cường. Các viên chức được coi là đồng cảm với các cuộc biểu tình đã bị hạ cấp hoặc thanh trừng. Trên quy mô lớn hơn, cuộc đàn áp đã tạm thời đình chỉ các chính sách tự do hoá trong những năm 1980. Được xem là một sự kiện khởi đầu, các cuộc biểu tình cũng đặt ra những giới hạn về cách diễn đạt chính trị ở Trung Quốc vào thế kỷ 21. Ký ức về nó được liên kết rộng rãi với việc đặt câu hỏi về tính hợp pháp của sự cai trị của Đảng Cộng sản, và vẫn là một trong những chủ đề chính trị nhạy cảm và được kiểm duyệt rộng rãi nhất ở Trung Quốc đại lục
Nguồn: https://diaoc68.vn/
Xem thêm bài viết khác: https://diaoc68.vn/phap-luat/
Xem thêm Bài Viết:
- Quy định nguyên tắc xác định quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội
- Bãi bỏ 10 đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 đã lỗi thời tại Cần Thơ
- Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
- GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC VỀ QUY HOẠCH | Hỏi Đáp Nhà Đất – Bác Sĩ Nhà Đất
- Hướng dẫn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Cái này gọi là diễn biến hoà bình bạo loạn lật đổ. Do các thế lực thù địch vs trung quốc gây nên.
Cứ chống mắt mà xem VN.TQ .BH chỉ còn là một góc của thế giới
Nhờ internet phát triển mà người dân được biết rõ Tàn nhẫn của chế độ "Ở đâu có CS, ở đó có chết chóc, đau thương" , khác với những gì mà CS tuyên truyền. Vụ thiên an môn đã bị dấu nhẹm nhiều năm.